Thường xuyên phải ghé toilet công sở để… nôn

Ốm nghén, buồn nôn khi mang thai là điều không thể tránh khỏi. May mắn nếu nhà vệ sinh ở nơi bạn làm việc sạch sẽ, còn nếu không thì thật ôi thôi! Hơn nữa, không ít mẹ bầu luôn phải túc trực sẵn bao ở bàn làm việc để giải quyết cơn buồn nôn bất cứ khi nào thấy dấu hiệu.

Giải pháp: Chuẩn bị đồ ăn nhẹ tại bàn để giữ cho dạ dày “no đủ”, bởi cơn buồn nôn sẽ tăng lên dữ dội nếu bụng bạn trống không. Kẹo gừng, mứt gừng là món sẽ giúp bà bầu cảm thấy dễ chịu hơn.

Cảm giác kiệt sức hoàn toàn

Khi bà bầu đi làm, cảm giác mệt mỏi, đặc biệt là buồn ngủ thường xuyên diễn ra, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nhiều lúc, mẹ bầu chỉ muốn lăn ra ngủ một giấc thật ngon và dài vì quá mệt mỏi, nhức đầu. Vì vậy, tình trạng ngủ gục trên bàn làm việc không phải là chuyện hiếm hoi.

A pregnant woman working in the office

Giải pháp: Để đảm bảo đủ năng lượng hoạt động và làm việc, bạn nên ngủ sớm vào buổi tối. Buổi trưa, tranh thủ ngủ một giấc ngắn tại công ty, khoảng 30-45 phút. Mang theo gối ôm, gối dựa đầu hoặc bất cứ thứ gì mềm mại có thể giúp bạn dễ chịu hơn khi ngủ gục trên bàn. Triệu chứng mệt mỏi sẽ dần đỡ hơn khi bạn bước vào tam cá nguyệt thứ 2.

Bỗng dưng trở thành “tâm điểm” của văn phòng

Với đồng nghiệp, chuyện quan tâm thăm hỏi mẹ bầu là chuyện hiển nhiên. Tuy nhiên, trong những lời hỏi thăm đó, có tích cực lẫn tiêu cực, chẳng hạn như câu hỏi “Tăng bao nhiêu kg rồi?” hay lời khuyên “Thôi, đừng đặt tên con như thế, dở lắm”.

Giải pháp: Bạn không thể trách sự quan tâm có khi thái quá vậy của mọi người. Thay vào đó, bạn nên cho mình đặc quyền không cần thiết phải trả lời tất cả những câu hỏi, ranh giới giữa thông tin muốn chia sẻ hay không là ở bạn quyết định.

Cảm giác bản thân thiếu năng lực làm việc

Quên trước, quên sau, không hoàn thành công việc đúng hẹn, là những vấn đề khá phổ biến khi bà bầu đi làm.

Không sao cả, bạn có thể đổ lỗi cho não bộ trong thai kỳ chứ không phải do năng lực làm việc của bạn.

Giải pháp: Cơ thể đang tập trung toàn bộ công sức cho sự phát triển của thai nhi, vì vậy không có gì phải tự ti hay cảm thấy buồn bã về tình trạng công việc của mình. Mọi chuyện sẽ đâu vào đấy sau khi nghỉ thai sản và quay trở lại làm việc nhanh thôi!

Nhung-kho-chiu-ba-bau-cong-so-thuong-gap2

Bị phù nên nghiêm trọng hơn do đứng hoặc ngồi quá lâu

Cách tốt nhất để ngăn ngừa chứng sưng, phù nề tay chân trong thai kỳ đó là bạn nên thường xuyên thay đi lại, vận động.

Giải pháp: Với không ít mẹ bầu, công việc không bắt buộc phải đứng lên đi lại thường xuyên, mẹ bầu nên cử động chân nhiều hơn, giữ cho đôi chân di chuyển qua lại để điều hòa lượng máu lưu thông.

“Ghé thăm” toilet cứ sau 10-15 phút để đi tiểu

Vừa mới bước chân ra khỏi nhà vệ sinh, về chỗ ngồi được một lúc, bạn đã thấy buồn tiểu ngay. Đi tiểu liên tục trong thai kỳ, đặc biệt vào tam cá nguyệt cuối cùng không phải chuyện khá lạ lẫm với các mẹ bầu. Hơn nữa, có rất nhiều mẹ còn gặp khó khăn với chuyện tiểu tiện.

Giải pháp: Nếu cảm thấy buồn tiểu nhưng không thể cho ra được, cúi người về phía trước sẽ giúp mọi chuyện dễ dàng hơn. Thực ra, đi lại nhiều cũng tốt, bạn có thể tránh được tình trạng phù nề.

Bất ngờ “xì hơi” trong văn phòng

8 tiếng/ngày bà bầu đi làm và hiện diện trên công ty, chắc hẳn không tránh khỏi những lần “đánh bủm” đột ngột trước mặt những người khác. Đây chính là hệ quả của chứng táo bón khi mang thai.

Giải pháp: Để cải thiện tình trạng này, bà bầu nên tránh ăn quá nhiều các thực phẩm nhiều gas như đậu, bông cải xanh. Uống sữa quá nhiều cũng làm bạn “xì hơi” thường xuyên hơn do khí dư thừa.

Bị đau lưng khi mang thai nặng hơn

Việc ngồi làm ở văn phòng cả ngày chỉ làm tình trạng đau lưng thêm tồi tệ.

Giải pháp: Cứ 1 giờ/lần, đứng dậy vận động để ngăn ngừa tình trạng này. Ngoài ra, bạn có thể nhờ anh xã massage lưng hằng đêm. Sao lại không, đặc quyền của bà bầu mà!

Nhung-kho-chiu-ba-bau-cong-so-thuong-gap1Xem Thêm: Mẹo giúp bạn trị họ cho bà bầu mà không cần dùng thuốc

Lo sợ vỡ ối bất cứ lúc nào ở tam cá nguyệt thứ 3

Vào tam cá nguyệt cuối cùng, bà bầu sẽ không ngừng lo lắng về chuyện liệu mình có thể bị vỡ ối khi đang làm việc hay không?

Thực tế, chỉ có 10% bà bầu vỡ ối trước khi sinh. Còn lại, hầu hết đều trải qua những dấu hiệu chuyển dạ rất rõ ràng. Vì vậy, đừng quá lo lắng bà bầu nhé.

Giải pháp: Khi thấy có dấu hiệu cơn gò tử cung, hay phát hiện máu báo, bạn vẫn có thể thong dong bình tĩnh về nhà để chuẩn bị lên đường “đi đẻ”.

Thông tin đến bạn

Bên cạnh đó để giúp mẹ bầu chăm sóc tốt hơn thì bạn có thể tham khảo và kết hợp những loại thuốc bổ cho bà bầu tốt nhất  hiện nay trên thị trường được  bán tại nhà thuốc việt được mọi người tin dùng nhiều .Thuốc bổ cho bà bầu giúp cho bạn chăm sóc cả mẹ lẫn con được khỏe cả trước khi và sau sinh một cách tốt nhất

Để tránh “tiền mất tật mang” mua nhầm sản phẩm kém chất lượng thì bạn hãy liên hệ với hệ thông nhà thuốc việt chúng tôi với đội ngủ dược sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong ngành và tất cả sản phẩm đều được bộ y tế công nhân nên hãy an tâm về chât lượng sản phẩm nhé.

Bạn có thể xem chi tiết bài viết những loại thuốc bổ cho bà bầu tốt hiên nay tại đây

Leave a Reply

Your email address will not be published.

*