Bệnh trào ngược dạ dày thực quản rất phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày. Các cơ co thắt thực quản dưới suy yếu, dịch vị acid bị trào ngược lên. Bệnh không quá nguy hiểm tuy nhiên bạn không nên kéo dài vì sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Bài viết dưới đây cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn kiểm soát và cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.
Thế nào là trào ngược dạ dày thực quản?
Trào ngược dạ dày thực quản còn được biết đến với tên gọi khác là trào ngược acid dạ dày. Hay tên khoa học tiếng Anh là GERD (Gastroesophageal reflux disease). Mọi lứa tuổi từ người lớn đến trẻ em đều có thể gặp phải.
Bệnh không ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể. Thế nhưng nếu chủ quan, để tình trạng bệnh kéo dài sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Chẳng hạn như bệnh viêm thực quản, các bệnh về hô hấp, nặng hơn là tử vong.
Theo số liệu thống kê, ước tính ở Việt Nam có hơn 7 triệu người gặp phải bệnh trào ngược dạ dày. Và theo thống kê MSD, có tới 10 – 20% người lớn ít nhất một lần trong đời bị trào ngược dạ dày. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là do chế độ ăn thiếu khoa học. Vì vậy việc lựa chọn thực phẩm thông minh sẽ giúp bạn trị trào ngược dạ dày thực quản nhanh chóng.
Có thể bạn quan tâm: Trào ngược dạ dày uống nghệ và mật ong hiệu quả thật không?
Những biểu hiện thường gặp khi bị trào ngược dạ dày thực quản
Để phân biệt bệnh trào ngược dạ dày với những loại bệnh khác, bạn cần biết được các biểu hiện phổ biến của bệnh.
Ợ chua, ợ hơi, ợ nóng
Triệu chứng phổ biến của bệnh trào ngược dạ dày thực quản là ợ hơi lúc đói. Hoặc cảm giác ợ nóng lan lên cổ, nóng rát từ vùng ngực dưới. Vào buổi sáng, người bệnh thường bị ợ chua đi kèm với ợ nóng và cảm giác chua miệng. Các triệu chứng rõ hơn khi mới ăn xong hoặc uống nước.
Buồn nôn, ói mửa
Khi ăn quá no hoặc nằm sau khi ăn xong sẽ gây ra triệu chứng buồn nôn. Người bệnh có cảm giác thức ăn mắc nghẹn ở cổ. Người người bị trào ngược dạ dày cũng có nguy cơ say tàu xe, ốm nghén cao hơn bình thường.
Đau tức vùng ngực
Khi bị trào ngược dạ dày thực quản người bệnh có cảm giác vùng ngực bị đè ép. Triệu chứng này dễ nhầm lẫn với bệnh tim mạch. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là do acid dạ dày trào ngược khiến đầu mút các sợi thần kinh niêm mạc thực quản bị kích thích. Từ đó gây đau ngực, nặng hơn là đau xuyên ra cánh tay.
Khó nuốt
Nếu người bệnh chủ quan, không điều trị kịp thời sẽ khiến bệnh trở nặng. Tần suất trào ngược acid dạ dày tăng lên, gây phù nề, sưng viêm niêm mạc thực quản. Người bệnh cảm giác vướng ở cổ, khó nuốt và nuốt nghẹn khi ăn uống.
Ho, khàn giọng
Khi lượng acid dạ dày trào ngược tăng, tiếp xúc với dây thanh quản dẫn đến sưng tấy. Ban đầu bệnh nhân sẽ bị khản giọng, khó nói. Lâu dần xuất hiện triệu chứng ho liên tục gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày.
Tiết ra nhiều nước bọt
Khi ợ chua, acid dạ dày trào ngược lên miệng. Để trung hoà lượng acid này nước bọt sẽ tiết ra nhiều hơn. Đây là một phản xạ tự nhiên, là cơ chế tự bảo vệ cơ thể của vùng miệng. Bởi nước bọt có tính bazo, trong thành phần nước bọt có chứa K+, Na+, HCO3-, Cl-.
Đắng miệng
Khi dịch vị acid dạ dày trào ngược sẽ kèm theo dịch mật. Do thần kinh dạ dày bị rối loạn, van môn vị mở quá mức khiến dịch mật trào ra nhiều. Người bệnh sẽ cảm giác đắng miệng. Ngoài các biểu hiện này trào ngược dạ dày thực quản còn gây chán ăn, sụt cân, chảy máu đường tiêu hoá,…
Có thể bạn quan tâm: làm sạch họng khi bị trào ngược dạ dày
Cách xây dựng chế độ ăn lành mạnh phòng bệnh trào ngược dạ dày
Có nhiều cách để điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Thế nhưng việc xây dựng chế độ ăn hợp lý là quan trọng nhất. Áp dụng đúng cách sẽ giúp bạn giảm được các triệu chứng khó chịu do trào ngược acid dạ dày gây ra. Dưới đây là những thực phẩm có lợi. bạn nên đưa vào khẩu phần ăn hằng ngày để kiểm soát bệnh:
- Bánh mì: được làm từ gạo nguyên cám, ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch. Đây là thực phẩm đã được các chuyên gia nhận định và đánh giá cao. Bởi chúng có khả năng làm giảm lượng acid dư trong dạ dày.
- Sữa chua: trong sữa chua có các men sinh vật, lợi khuẩn hỗ trợ tốt đường tiêu hoá. Bạn có thể ăn kết hợp sữa chua với trái cây để cải thiện tình trạng bệnh trào ngược dạ dày thực quản
- Bổ sung chất xơ, vitamin từ các loại trái cây ít acid như chuối, táo, lê,…
- Các thực phẩm chứa đạm dễ tiêu: thịt thăn lợn, lưỡi lợn, cá nướng, hấp…Những thực phẩm này sẽ trung hoà acid, giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày. .
Bên cạnh những thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh trào ngược dạ dày, bạn cần tránh các thực phẩm sau:
- Thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo vì chúng khó tiêu làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản
- Các chất kích thích như rượu, bia, nước có gas,… gây chướng bụng, đầy hơi, ợ nóng,…
- Các loại trái cây có vị chua
Giải đáp những thắc mắc về bệnh trào ngược dạ dày
Trong cuộc đời mỗi người, ai cũng ít nhất một lần gặp phải tình trạng trào ngược dạ dày. Dưới đây là những câu hỏi được thắc mắc nhiều nhất.
Bị trào ngược dạ dày thực quản có gây ra hôi miệng không?
Theo các bác sĩ, khi bị trào ngược dạ dày, hơi thở người bệnh sẽ có mùi hôi. Do thức ăn chưa được tiêu hoá hết kết hợp dịch vị trào ngược lên, tiếp xúc vòm họng, khoang miệng gây hôi. Đây cũng được xem là biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày. Vì vậy chỉ khi bạn kiểm soát được tình trạng trào ngược, triệu chứng hôi miệng sẽ được khắc phục.
Nên ngủ nghiêng bên nào để không bị trào ngược?
Tư thế ngủ cũng là phương pháp giúp cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày, đem đến giấc ngủ ngon. Người bệnh nên nằm ngửa, gối kê cao đầu để vị trí dạ dày thấp hơn thực quản. Hoặc bạn cũng có thể ngủ nghiêng bên trái để vị trí dạ dày thấp hơn. Acid lúc này khó trào ngược lên trên thực quản.
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích về bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Để góp phần cải thiện tình trạng này, người bệnh nên có chế độ ăn uống hợp lý. Nếu bệnh vẫn kéo dài, bạn nên đến bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời, hạn chế biến chứng nguy hiểm.
Tham khảo nhiều hơn tại: 24h Khỏe Đẹp