CHUẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM CƠ CỐT HÓA

1. Nguyên nhân gây nên viêm cơ cốt hóa

  • Do chấn thương: Thường xảy ra ở vận động viên sau một chấn thương ban đầu, chấn thương gây ra khối máu tụ ở phần mềm, sau đó phát triển dần thành viêm cơ cốt hóa, cốt hóa thường hình thành sau chấn thương khoảng 2 – 4 tuần.
  • Không do chấn thương: Cơ chế viêm cơ cốt hóa  không do chấn thương chưa rõ chỉ được phát hiện có hình xương bất thường trên X-quang, trông giống như có một khối hóa xương trong mô mềm.
  • Ngoài ra còn có thể do đột biến nhiễm sắc thể gây ra loạn sản tế bào sợi (là bệnh cực kỳ hiếm và có yếu tố di truyền). Một số tác giả cho rằng nguyên nhân có thể do nhiễm khuẩn, bỏng, rối loạn thần kinh cơ, bệnh ưa chảy máu (thiếu yếu tố X), uốn ván, lạm dụng thuốc…

2. Quá trình phát triển của bệnh

  • Viêm cơ cốt hóa về cơ bản là một phản ứng tăng sinh trong mô thường xuất phát từ một chất thương mô mềm. Không nhất thiết là có dẫn đến hình thành cốt hóa tại đó. Trong tuần đầu tiên, tăng sinh các tế bào sợi và mạch máu; Những tế bào trong mô nguyên thủy cùng với hoạt động phân bào mạnh (có thể giống như bệnh ác tính khi sinh thiết).
  •  Quá trình tiến triển của tổn thương, sẽ hình thành dần sự phân vùng điển hình:
– Vùng lõi: Bao gồm nguyên bào sợi tăng sinh mạnh cùng đám xuất huyết và hoại tử cơ.
– Vùng trung gian: Đặc trưng bởi nguyên bào xương với dạng xương non và các đảo sụn do cốt hóa.
– Vùng ngoại vi: Gồm xương trưởng thành, thường tách biệt với các mô xung quanh bởi các cân cơ.
Khoảng từ tuần thứ 3 tới tuần thứ tư, canxi hóa và xương hóa hình thành bên trong khối “u”. Khoảng tuần thứ 6 – 8, hình thành một tổ chức xương đầy đủ.
viêm cơ cốt hóa

3. Chuẩn đoán về bệnh

3.1. Lâm sàng
Tự nhiên xuất hiện đau, không có triệu chứng của bệnh lý khớp cũng như nhiễm khuẩn tại chỗ, ở bệnh nhân trên, tự nhiên xuất hiện đau ở 1/3 trên ngoài đùi trái, đau tăng lên trong 3 tuần đầu.
3.2. Cận lâm sàng
+ Chụp cắt lớp vi tính: Cho thấy hình ảnh đặc hiệu VCCH điển hình ở vùng cơ rộng và khối tổn thương chưa hình thành tủy xương hoặc vỏ xương bất thường.
+ Chụp cộng hưởng từ (MRI): Cho thấy hình ảnh khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn tiến trển và dạng mô học của tổn thương. Giai đoạn đầu, hình ảnh T2W cho thấy khối “u” không đồng nhất với mật độ cao ở trung tâm. Giai đoạn muộn hơn, cốt hóa ở ngoại vị trở nên đặc hiệu hơn và trên hình ảnh T2W cho thấy một vùng đậm đặc có bờ viền mỏng bao quanh
+ Về mô học: Cần chẩn đoán phân biệt với u xương ác tính và giả u xương sợi ở các ngón, đó là:
Viêm cơ hóa cột sống  thường cho thấy một kiểu phân vùng điển hình, với một lõi nguyên bào sợi và một vùng cốt hóa rộng ở ngoại vi trong khi phần lõi có xu hướng cho thấy các tế bào sợi sắp xếp một cách lỏng lẻo và không có dạng tế bào điển hình.

4. Điều trị bệnh viêm cơ cốt hóa 

Hiện nay việc điều trị bệnh viêm cơ cốt hóa chưa có nhiều thống nhất, và không có nhiều tin vui cho bệnh nhân. Theo các tài liệu kinh điển, điều trị viêm cơ cốt hóa tập trung giải quyết: làm giảm xuất huyết, nghỉ ngơi, bất động, chườm đá, đặt cao chân, dùng thuốc giảm đau, chống viêm. Không điều trị bằng nhiệt, siêu âm kéo dài, xoa bóp, làm căng cơ và vận động mạnh để tránh gây thêm chảy máu, như vậy sẽ làm tăng nguy cơ phát triển cốt hóa. Điều trị trước hết và cơ bản là bảo tồn, cho đến khi sự canxi hóa bớt dần, các triệu chứng thuyên giảm, khi đó có thể tiến hành phẫu thuật loại bỏ, tuy nhiên thành công của phẫu thuật còn hạn chế.
Nếu cắt bỏ sớm khi khối cốt hóa chưa trưởng thành thì khả năng tái phát lại của khối cốt hóa sẽ rất cao, thời gian trưởng thành của khối cốt hóa là khoảng từ 3-6 tháng. Vì vậy hầu hết các phẫu thuật viên phải đợ từ 6-12 tháng mới có thể xem xét và loại bỏ.
* Phương pháp điều trị bằng điện di ion axit axetic:
– Điện di dung dịch axit acetic 2% với dòng điện một chiều 4 mA trong 20 phút.
– Xung siêu âm cường độ 1,5W/cm2 trong 08 phút.
– Vận động nhẹ nhàng trong 05 phút trong giới hạn không gây đau (mild passive range of motion).
Thời gian điều trị: 3 lần/tuần x 3 tuần liên tiếp.
* Phương pháp điện di thuốc: là phương pháp dùng dòng điện một chiều để di chuyển một số ion thuốc điều trị vào cơ thể hoặc lấy các ion thuốc có hại ra khỏi cơ thể.
Viêm cơ cốt hóa là một bệnh chưa thể khám phá rõ nguyên nhân gây ra bệnh. Việc chuẩn đoán bệnh chủ yếu phụ thuộc vào máy móc hiện đại. là dựa vào chụp CLVT, MRI và mô bệnh học. Việc điều trị chưa có một phác đồ thống nhất, mỗi phương pháp đều có thể tác dụng nhất đinh, thời gian theo dõi 6 -12 tháng.

Cốt Thoái Vương là sản phẩm được đặc chế từ các thảo dược thiên nhiên quý hiếm, có công dụng bồi bổ xương khớp làm chậm quá trình thoái hóa khớp đồng thời hỗ trợ điều chỉnh quá trình thoái hóa khớp.

CTV1

  • Hỗ trợ giảm đau xương khớp, góp phần giúp xương khớp chắc khỏe, làm chậm quá trình thoái hóa khớp.
  • Hỗ trợ điều trị thoái hóa đốt sống.
Bạn có thể đặt hàng trực tuyến trên site này hoặc mua tại địa chỉ: http://nhathuocviet.vn/san-pham/cot-thoai-vuong.html
 
+ Nhà thuốc Việt số 1: 596 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, TP. HCM (đối diện bệnh viện chợ Rẫy).
 
+ Nhà thuốc Việt số 2: 210 Nguyễn Thái Sơn, Phường 4, Quận Gò Vấp, TP. HCM (ngay ngã 3 Nguyễn Thái Sơn – Phạm Ngũ Lão).
 
Hotline: 0977 037 676 – ĐT: 08 39561247 để được các dược sĩ tư vấn sử dụng thuốc hiệu quả và an toàn nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published.

*