Tỉnh Hậu Giang, một địa điểm nổi tiếng tại miền Tây Nam Bộ Việt Nam, không chỉ nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp mà còn là một điểm đến lý tưởng cho những người yêu thích ẩm thực. Với vùng đất phong phú và sông nước trù phú, Hậu Giang mang đến cho du khách những món ăn đậm đà, độc đáo và hấp dẫn. Hãy cùng chúng tôi khám phá những món ngon đặc trưng của tỉnh Hậu Giang.

Món ngon Hậu Giang: cá lóc nướng trui

Cá lóc nướng trui là một trong những món ngon trứ danh ở các tỉnh miền Tây, đặc biệt là ở Hậu Giang. Món cá nướng này được xem là “quốc hồn quốc túy” của người dân miệt sông nước. Bởi để chế biến nên một món cá ngon đúng điệu, đòi hỏi rất nhiều yếu tố như chọn cá, chọn rơm, cách nướng và các nguyên liệu ăn kèm.

Loại cá lóc được chọn nướng trui là cá lóc đồng vì thịt ngọt, chắc và khi ăn không bị tanh. Để làm món nướng nổi tiếng này, cá được rửa sơ cho sạch, không cần phải đánh vảy hay cạo nhớt. Mục đích giữ lại lớp vảy là để giữ lớp thịt cá bên trong còn nguyên khi nướng chín. Cá trước khi nướng sẽ được xiên thẳng một que tre từ miệng cá xuống thẳng đuôi cá rồi cắm ngược xuống đất.

Công đoạn nướng cá là quan trọng nhất vì nếu không khéo cá có thể bị cháy sém hoặc ngược lại, cá sẽ còn sống, mùi tanh, ăn không được. Những người nông dân chính hiệu chia sẻ rằng, rơm chọn nướng cá phải là loại rơm khô, vàng óng và sạch. Như vậy cá chín mới ngọt và có hương thơm hấp dẫn. Thông thường, người ta sẽ phủ đầy rơm khô lên những con cá lóc rồi đốt lửa nướng. Lượng rơm sẽ tùy thuộc vào số lượng cá mỗi lần nướng, không có quy định cụ thể.

mon-ngon-hau-giang-ca-loc-nuong-trui
Món ngon Hậu Giang: Cá lóc nướng trui

Theo kinh nghiệm của người Hậu Giang, món nướng này muốn ngon chỉ cần nướng khoảng 10 – 15 phút, tùy vào độ lớn nhỏ của cá. Khi nghe mùi cá chín dậy lên, thơm nồng là lúc dừng đốt rơm để lấy cá ra. Cá lóc nướng trui thành phẩm thường có lớp vỏ ngoài đen do vảy cá cháy khét. Người ta sẽ dùng dao hoặc rơm khô cạo lớp vỏ này bỏ đi, sau đó rạch một đường ở giữa xương sống cá, để lộ ra những thớ thịt mềm, trắng và thơm phức.

Cá lóc nướng trui khi chín được phết thêm một lớp mỡ hành để tăng độ béo cho thịt cá. Món nướng này thường được ăn kèm với bún cuốn bánh tránh cùng các loại rau sống, dưa leo, xoài chua. Nước chấm ăn cùng món nướng này là mắm tỏi ớt hoặc mắm me. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận vị chắc ngọt của thịt, hòa quyện với vị thanh mát của các loại rau và sau cùng là vị mặn mặn, ngọt ngọt đến từ nước chấm.

Có thể bạn quan tâm: Quán cháo vịt Cu Chì nổi tiếng hơn 25 năm

Món ngon Hậu Giang: bánh xèo bông điên điển

Là món ăn có mặt ở nhiều tỉnh thành miền Tây nhưng bánh xèo ở Hậu Giang lại có hương vị hấp dẫn riêng nhờ thứ nguyên liệu đặc biệt – đó chính là bông điên điển.

Ngoài nguyên liệu chính là lớp vỏ vàng giòn và phần nhân gồm tôm, thịt, giá, đậu xanh… người dân Hậu Giang còn cho thêm bông điên điển – loài bông đặc trưng của miền Tây, chỉ xuất hiện vào mùa nước nổi. Nhờ đó mà du khách khi ăn cũng cảm nhận được hương vị khác biệt của món bánh xèo nơi đây.

mon-ngon-hau-giang-banh-xeo-bong-dien-dien
Món ngon Hậu Giang: bánh xèo bông điên điển

Vị chua chua ngọt ngọt bùi bùi của loài hoa này hòa quyện cùng vị ngọt của tôm sông, hương thơm của rau sống, giá, củ sắn cùng nước mắm chua ngọt sẽ mang đến cho người thưởng thức hương vị bánh xèo mới lạ đến khó quên…

Để bánh xèo đạt độ ngon cao nhất, tép sông nên chọn là tép tươi, bông điên điển thì chọn loại bông tươi, chắc, vàng đậm, còn búp, chưa nở sẽ có vị chua chua ngọt ngọt đậm đà hơn.

Món ngon Hậu Giang: Ốc len xào dừa

Ốc Len còn được gọi là Linh Hoa, vốn là loài ốc biển tự nhiên, chỉ sống ở các cánh rừng ngập mặn hay các bãi bồi ven biển. Tại miền Tây, ốc được tìm thấy nhiều tại các tỉnh Hậu Giang, Vĩnh Long và Cần Thơ. Khi nước ròng, ốc thích vùi mình trong bùn hoặc bò trên các bãi bồi ven biển. Và khi nước lớn, chúng bám lên cây. Bắt ốc len rất dễ dàng, bởi chúng bò chậm, bám ít chắc nên chỉ cần đụng tay vô là rớt xuống ngay. Con ốc len không đẹp, không sang như những con ốc biển mà chúng ta thường thấy ở các nhà hàng hay quán ăn hải sản. Nó có màu nâu đậm xen lẫn vân trắng, thân xù xì, to gần bằng ngón tay trỏ hoặc ngón tay cái, dài chừng 3cm đến 4cm, đuôi nhọn. Vỏ ốc cứng có nhiều đường gân nhỏ xoay quanh. Con ốc len thoạt nhìn còn “quê mùa” so với các loài ốc khác bởi hình dáng mập tròn, đuôi ngắn “môi dày”. Ấy thế mà nó lại độc đáo ở chỗ: khi còn sống thịt có màu đỏ, sau khi chế biến thành món ăn thịt ốc chuyển sang màu xanh ngọc thạch trông rất đẹp mắt.

mon-ngon-hau-giang-oc-len-xao-dua
Món ngon Hậu Giang: Ốc len xào dừa

Nhiều người nghe tên ốc len xào dừa thường e ngại vì nghĩ rằng món này chứa nhiều dầu mỡ mà lại có nước cốt dừa. Nhưng nếu có dịp về Hậu Giang và thưởng thức qua du khách mới biết thực hư thế nào. Điểm độc đáo của món ăn này là thay vì sử dụng dầu mỡ, người ta lại dùng nước cốt dừa. Theo một số đầu bếp tại Hậu Giang thì dừa không chỉ là gia vị mà còn là yếu tố quyết định cái ngon của món ốc len xào dừa. Nước cốt dừa nấu với ốc len trong một thời gian sẽ tạo ra dầu dừa, thấm vào thịt ốc, tạo ra mùi thơm rất hấp dẫn. Sự kết hợp này có vẻ lạ đời nhưng lại tạo ra loại đặc sản độc nhất vô nhị lưu truyền tại miền Tây từ bao đời nay. Ngày nay, du lịch xuống Hậu Giang du khách có thể dễ dàng thưởng thướng món ốc len xào dừa tại hầu hết các nhà hàng hải sản và quán ăn ven bờ biển.

Món ngon Hậu Giang: khô cá chạch

Vùng sông nước Hậu Giang được xem là nơi có điều kiện tự nhiên lý tưởng để cá chạch sinh sống và phát triển. Từ nguồn nguyên liệu này, người dân địa phương đã sáng tạo nên một loại đặc sản Hậu Giang bình dân nhưng không kém phần thơm ngon, hấp dẫn. Đó là khô cá chạch đồng.

mon-ngon-hau-giang-kho-ca-chach
Món ngon Hậu Giang: khô cá chạch

Khô cá chạch có thể chế biến thành nhiều món ăn, đặc sắc nhất phải kể đến là canh chua khô cá chạch, khô cá chạch rim thơm gừng, khô cá chạch xào sả ớt… Đặc biệt, món ăn này dễ bảo quản, có thể sử dụng quanh năm nên thích hợp để du khách mua về làm quà.

Món ngon Hậu Giang: Bia G8

Bia G8 là nhãn hiệu bia ra đời từ những năm 2000. Bia có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đã được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp Giấy chứng nhận số: 4-0087732-000 ngày 07/09/2007. Nhãn hiệu bia G8 – vị bia Đức truyền thống thuộc sở hữu của Nhà máy bia Vinaken Bắc Giang, Cụm Công nghiệp Đức Thắng, Thị trấn Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

Nhằm mang đến cho người thưởng thức cảm nhận tuyệt vời nhất, bia G8 được sản xuất từ nguồn nguyên liệu nhập khẩu, chọn lọc theo những tiêu chuẩn rất nghiêm ngặt. Hơn hết, bia G8 còn được sản xuất trên dây chuyền, thiết bị hoàn toàn tự động dựa trên công nghệ Đức. Sự chỉn chu trong từng công đoạn như thế này đã góp phần mang đến cho người thưởng thức loại thức uống có cồn tuyệt vời nhất.

mon-ngon-hau-giang-bia-G8
Món ngon Hậu Giang: Bia G8

Hiện tại, bia G8 – vị bia Đức truyền thống luôn nỗ lực phấn đấu qua từng ngày để tăng cao sản lượng. Mục đích của thương hiệu này chính là có thể phân phối sản phẩm rộng rãi tới người tiêu dùng ở tỉnh Hậu Giang nói riêng và toàn bộ tỉnh thành khác nói chung.

Hậu Giang không chỉ là điểm đến tuyệt vời để khám phá cảnh đẹp tự nhiên, mà còn là nơi bạn có thể thưởng thức những món ăn ngon độc đáo. Từ  cá lóc nướng trui hấp dẫn, từ bánh xèo giòn ngon đến bánh bèo thơm ngọt, hay bia G8 trứ danh, Hậu Giang hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn một trải nghiệm ẩm thực tuyệt vời không thể quên. Hãy ghé thăm tỉnh Hậu Giang và thưởng thức những món ăn ngon độc đáo này.

Mời bạn xem thêm: Bia G8 – Vị bia Đức truyền thống thơm ngon hảo hạng

Comments are closed.