Mụn cóc là một trong những hiện tượng gặp phải ở nhiều người. Tuy đây là loại bệnh da liễu lành tính, vô hại nhưng chúng khiến làn da của bạn mất thẩm mỹ. Không những không hết mà mụn còn có biểu hiện “nhảy” từ vị trí này sang vị trí khác. Vì vậy bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích về mụn cóc. Cũng như cách trị mụn cóc bằng phương pháp tự nhiên, an toàn, hiệu quả.
Mụn cóc là gì?
Mụn cóc hay còn được gọi là mụn cơm. Đó là các khối u nhỏ, nhô lên trên bề mặt làn da. Bệnh do virus HPV gây ra. Mụn cóc hoàn toàn không gây nguy hiểm hay đau nhức cho người bệnh. Nhưng chúng khiến bạn cảm thấy khó chịu và khả năng lây lan cao.
Mụn cóc thường mọc ở tay, chân, cổ. Tuy nhiên cũng có một số loại virus HPV gây xuất hiện mụn cóc ở vùng sinh dục. Đặc biệt mụn cóc sinh dục ở phụ nữ gây nguy cơ cao mắc bệnh ung thư cổ tử cung. Bệnh cực kỳ nguy hiểm thậm chí đe doạ tính mạng. Dấu hiệu để nhận biết mụn cóc:
- Nốt mụn nhỏ có kích thước chỉ từ vài mm, khi chạm tay vào thấy sần sùi, khô cứng
- Mụn có màu da, hồng nhạt, trắng hoặc vàng nâu
- Có những nốt mụn màu đen do mạch máu bị vón cục
Đối tượng dễ bị mụn cóc
- Không giới nhóm đối tượng dễ bị mụn cóc. Thế nhưng đa phần, mụn thường xuất hiện ở trẻ em và tuổi vị thành niên 10 – 20 tuổi
- Những người bị lupus ban đỏ, HIV/AIDS hay bệnh nhân ghép nội tạng. Bởi đối tượng này có hệ miễn dịch yếu khả năng chống lại sự xâm nhập của virus kém
- Hay những người suy nhược thần kinh cũng dễ có nguy cơ bị mụn cóc
Tham khảo thêm: Dấu hiệu mụn cóc sắp khỏi là gì?
Các loại mụn cóc và cách nhận biết
- Mụn cóc thông thường: mụn thường xuất hiện ở vị trí ngón và lòng bàn tay, chân. Mụn có kích thước nhỏ, dạng hình tròn và sần sùi
- Mụn cóc Plantar: mụn này mọc chủ yếu ở lòng bàn chân vì vậy khiến người bệnh cảm thấy khó khăn khi đi lại
- Mụn cóc phẳng: mụn mọc ở đùi, cánh tay, thậm chí là trên mặt gây mất thẩm mỹ. Mụn có màu hồng nhạt, vàng nâu kích thước nhỏ, khó nhận thấy
- Mụn cóc dạng sợi mảnh: mụn mọc ở cổ, dưới cằm, xung quanh miệng hoặc mũi. Mụn cũng có đặc điểm như những loại mụn khác, nhỏ, thon dài và màu tương đồng với màu da
- Mụn cóc quanh móng: Mụn mọc ở móng tay, chân gây cảm giác đau
Cách trị mụn cóc tại nhà bằng phương pháp tự nhiên
Khi nhiễm virus sau 1 – 3 tháng người bệnh sẽ thấy các đầu mụn xuất hiện trên da. Theo khảo sát, 70% người bệnh tự khỏi không cần điều trị sau 2 năm. Nhưng cũng có trường hợp, mụn lây lan nhiều hơn cần phải đến bác sĩ để điều trị. Vì vậy dưới đây là một số cách trị mụn cóc bạn có thể tham khảo:
Tỏi
Trong tỏi chứa thành phần chính là allicin. Thành phần này có tính kháng khuẩn và chống nấm cực kỳ cao. Bạn chỉ cần giã nhuyễn tỏi, lấy nước cốt thoa lên vị trí bị mụn. Để khoảng 2 – 3 giờ rồi rửa lại bằng nước ấm. Kiên trì sử dụng mỗi ngày mụn tự lột bỏ và rụng.
Vỏ chuối xanh
Vỏ chuối xanh cũng có tính kháng khuẩn cao. Người bệnh cần rửa sạch vị trí bị mụn cóc. Sau đó lột vỏ chuối và chà sát lên, để yên nhựa chuối. Mỗi ngày áp dụng 2 lần để, làm liên tục vài tuần mụn sẽ tự biến mất.
Đắp lá tía tô
Ít ai biết được lá tía tô giúp trị mụn cóc hiệu quả ngoài việc làm rau sống ăn kèm bữa ăn. Bạn chỉ cần lấy vài lá, rửa sạch, để ráo rồi giã nhuyễn đắp lên vị trí bị mụn. Dùng gạc, keo hoặc vải mềm cố định lại. Để không ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt hằng ngày, người bệnh có thể thực hiện vào buổi tối. Áp dụng trong vài tuần, mụn sẽ khô lại rồi tự rụng.
Giấm táo
Trong giấm táo có axit malic và axit lactic làm “mài mòn” mụn cóc. Người bệnh chỉ cần pha loãng giấm với nước theo tỷ lệ 2:1. Sau đó dùng bông gòn thấm và bôi lên vị trí bị mụn và cố định bằng băng kín. Để yên trong vòng 3 – 4 ngày để đem lại hiệu quả.
Nha đam
Nha đam là thần dược của da, đem lại nhiều công dụng vượt trội trong đó có điều trị mụn cóc. Bạn chỉ cần bẻ một nhánh nha đám, rửa sạch và bỏ vỏ. Sau đó lấy chất nhựa, gel bôi lên vùng bị mụn. Áp dụng thường xuyên để mụn tiêu dần và dứt điểm.
Mầm khoai tây tươi
Người bệnh chỉ cần cắt mầm của khoai tây đem đi rửa sạch rồi chà sát lên vùng bị mụn. Áp dụng đều đặn mỗi ngày trong nhiều tuần bạn sẽ bất ngờ về hiệu quả của nó. Phương pháp này an toàn lại cực kỳ đơn giản.
Những nốt mụn cóc xấu xí có lẽ đã ảnh hưởng ít nhiều đến sự tự tin của bạn. Mặc dù chúng không gây hại gì cho sức khỏe. Bài viết trên đã chia sẻ những thông tin hữu ích về các dạng mụn cóc cũng như cách nhận diện. Hi vọng qua bài viết người bệnh tìm được cách trị mụn cóc tại nhà phù hợp với mình. Tuy nhiên nếu bệnh không dứt điểm bạn cần đến bác sĩ để thăm khám và cho ý kiến.