Mụn thịt mọc trên da là vấn đề khiến nhiều người phải đau đầu khi tìm cách loại trừ triệt để. Sự xuất hiện của mụn thịt gây ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ khiến người bệnh cảm thấy thiếu tự tin. Vậy mụn thịt có lây không? Làm thế nào để phòng ngừa sự lây lan của mụn thịt? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc một cách chi tiết.
Mụn thịt có lây từ người này sang người khác không?
Trước khi tìm hiểu mụn thịt có lây không bạn phải hiểu rõ về căn bệnh lây từ người này sang người khác. Những loại bệnh dễ lây lan thường là các bệnh truyền nhiễm, dễ lây qua đường hô hấp hay vết thương hở. Các căn bệnh này thường lan truyền virus gây bệnh và có thể bùng phát thành dịch bệnh.
Bản chất của mụn thịt là xuất phát từ trong chính cơ thể của mỗi người. Hiểu một cách chính xác đây là sự phình to và phát triển quá mức của tế bào u ống tuyến Eccrine. Chúng nhanh chóng phá vỡ cấu trúc da và trồi lên bề mặt da dưới hình dạng là những nốt mụn thịt. Tùy vào cơ địa của từng người mà mụn thịt xuất hiện ở những vị trí khác nhau.
Do đó bệnh nhân có thể yên tâm rằng mụn thịt không thể lây từ người này sang người khác. Bạn có thể sinh hoạt bình thường trong cuộc sống hằng ngày mà không sợ lây truyền cho người khác. Tuy nhiên mụn thịt có yếu tố di truyền, chẳng hạn bố mẹ mắc thì con cũng có nguy cơ.
Có thể bạn quan tâm: Nách nổi mụn thịt có nguy hiểm không?
Mụn thịt có tự lan rộng trên da không?
Mụn thịt có lây không là câu hỏi mà phần lớn bệnh nhân đều thắc mắc. Về cơ bản mụn thịt là một loại u lành tính, cấu tạo chủ yếu của chúng là keratin. Thông thường keratin sẽ được đào thải qua da nếu dư thừa. Tuy nhiên trong trường hợp collagen tăng trưởng quá mức, keratin sẽ bị tích tụ tạo thành những nốt mụn nhỏ.
Theo các chuyên gia da liễu, mụn thịt mọc trên da sẽ không thể tự biến mất. Nếu lâu ngày không được điều trị dứt điểm, mụn sẽ lan ra các vùng xung quanh. Bởi các ống tuyến dưới da là một hệ thống có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Mụn thịt thường xuất hiện ở vùng da quanh mắt, trước ngực hay quanh cổ,… Lâu ngày vùng da nơi bị mụn sẽ trở nên sần sùi, nhăn nheo và mụn thịt cũng khó điều trị hơn.
Cách phòng ngừa mụn thịt lan rộng
Mặc dù không gây hại cho sức khỏe con người nhưng bệnh nhân hoàn toàn có khả năng lan rộng. Khi không được điều trị đúng cách vùng da bị mụn sẽ trở nên nhăn nheo và kém sắc. Để phòng ngừa tình trạng mụn thịt lan ra các khu vực khác, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây.
Không tự ý nặn hay loại bỏ nốt mụn
Mụn thịt có lây không, làm thế nào để phòng ngừa mụn thịt lan rộng? Đây là cặp câu hỏi mà bất kỳ bệnh nhân nào cũng quan tâm. Trong mụn thịt có chứa các keratin dư thừa, hoàn toàn không có nhân mụn. Do đó việc loại bỏ nốt mụn bằng cách nặn là không khả quan. Thậm chí điều này còn gây tổn thương nặng cho da, khiến mụn thịt có cơ hội lây lan mạnh hơn.
Khi nặn mụn trứng cá, các lõi mềm nhân mụn sẽ được đẩy ra bên ngoài. Tuy nhiên mụn thịt là một khối u nang nhỏ, được cấu thành từ các tế bào da chết bị kẹt dưới da. Việc nặn mụn không mang lại hiệu quả ngược lại còn khiến cho da bị sưng đỏ.
Sử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết
Để hỗ trợ điều trị, bạn có thể sử dụng một số sản phẩm có chứa axit glycolic để làm sạch da. Những sản phẩm có tác dụng tẩy tế bào chết sẽ làm sạch da, ngăn ngừa sự lây lan của các nốt mụn. Với những bệnh nhân có ít mụn thịt, kích thước nhỏ bạn có thể sử dụng sản phẩm không kê đơn. Tuy nhiên chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn để tránh gây ra tác dụng phụ.
Tìm hiểu về mụn thịt ở lưng và cách điều trị: Mụn thịt ở lưng
Ngăn ngừa lây lan bằng nguyên liệu thiên nhiên
Bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị bằng thuốc tây, bạn có thể phòng ngừa bằng các nguyên liệu thiên nhiên. Những bài thuốc này mang lại hiệu quả rất tốt trong việc chăm sóc làn da và ngăn ngừa sự lây lan của mụn. Một số nguyên liệu phải kể đến như:
- Nước cốt chanh: Tính axit citric có trong chanh có thể giúp phân hủy các tế bào trong khối u dưới da. Việc sử dụng chanh tươi thoa lên mụn thịt sẽ giúp phòng ngừa vi khuẩn tại khu vực này.
- Dầu tràm: Nếu kiên trì sử dụng dầu tràm 2 lần/ ngày các nốt mụn thịt sẽ nhanh chóng biến mất. Bởi tinh chất này có tác dụng làm khô mụn thịt, kháng khuẩn và khử mùi cực kỳ hiệu quả.
- Giấm táo: Bệnh nhân có thể dùng giấm táo để vệ sinh vùng da bị mụn từ 1-2 lần/ngày. Nhờ có tính sát trùng, giấm táo sẽ hỗ trợ loại bỏ các mô trong mụn thịt và ngăn ngừa sự lây lan.
- Dầu kinh giới: Kinh giới có mùi thơm rất đặc trưng, có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn rất tốt. Để tăng hiệu quả điều trị, bạn có thể trộn dầu dừa với dầu kinh giới theo tỷ lệ 2:1.
Trên đây là một số thông tin cơ bản giúp bạn giải đáp thắc mắc mụn thịt có lây không. Như vậy, có thể thấy mụn thịt không có sự lây lan giữa người với người. Tuy nhiên nếu không được điều trị đúng cách các nốt mụn có thể lan sang vùng da xung quanh.