Tinh chất của đỗ trọng cũng là thành phần chính có trong Viên khớp Bách Xà.

Đặc điểm của đỗ trọng

Đỗ trọng hay tư trọng, ty liên bì, có tên khoa học là Eucommia ulmoides Oliv., họ đỗ trọng (Eucommiaceae). Đỗ trọng là thân cây gỗ sống lâu năm, hàng năm rụng lá. Cây cao từ 15 – 20m, đường kính độ 33 – 50cm, cành mọc chếch, tán cây hình tròn. Vỏ cây màu xám. Lá mọc cách, hình tròn trứng, phía cuống hình bầu dục hay hình thùy, đuôi lá nhọn, lá xanh có răng cưa; mặt lá nhẵn bóng, màu xanh đậm, bóng láng, mặt trái lá non có lông tơ, lúc già thì nhẵn bóng không còn lông, có vân vằn, cuống lá có rãnh, không có lá bắc.

 Hoa đơn tính khác gốc; hoa đực và hoa cái không có bao hoa; hoa đực mọc thành chùm; hoa cái tụ tập 5-10 cái ở nách lá. Quả có cánh mỏng dẹt, ở giữa hơi lồi, trong có một hạt. Hạt dẹt, hai đầu tròn, có thể dùng làm giống.

 ddo_trong

Hình dáng cây đỗ trọng

Bộ phận được dùng làm dược liệu là vỏ thân cây đã phơi hay sấy khô. Từng tấm vỏ phẳng hoặc hai bên mép hơi cong vào, to nhỏ không đều, dày 0,2 – 0,5 cm. Mặt ngoài vỏ màu nâu nhạt hoặc màu hạt dẻ, có nhiều nếp nhăn dọc và vết tích của cành con. Mặt trong vỏ màu tím sẫm, trơn, chất giòn, dễ bẻ gẫy, mặt bẻ có nhiều sợi màu trắng bạc, có tính đàn hồi như cao su.

Đỗ trọng của Trung Quốc mọc hoang ở vùng lạnh và cũng được trồng nhiều. Việt Nam nhập giống vào trồng năm 1958, đến năm 1960, việc trồng thử ở Sapa đạt kết quả tốt. Hiện nay, đỗ trọng được nhân giống và trồng ở một số nơi khác như Vĩnh Phúc, Lai Châu, Thanh Hoá, Gia Lai, Lâm Đồng thì nhận thấy cây sinh trưởng tốt ở vùng núi cao trên 1000m.

Đỗ trọng trong Đông y

Theo Đông y, đỗ trọng vị ngọt hơi cay, tính ôn, vào kinh can và thận; có tác dụng ôn thận, tráng dương, làm khỏe gân cốt, an thai, hạ huyết áp, giảm cholesterol trong máu, trấn tĩnh giảm đau, khôi phục công năng co bóp bình thường của tử cung, tăng cường miễn dịch, lợi niệu chống viêm. Có thể dùng đỗ trọng cho các trường hợp can thận bất túc, đau đầu, hoa mắt chóng mặt ù tai, điếc tai, đau lưng mỏi gối, liệt dương, di tinh, di niệu; phụ nữ có thai cơ thể suy nhược, động thai doạ sảy thai; tăng huyết áp…

Đỗ trọng trong Tây y

Thành phần hoá học của đỗ trọng gồm: guttapeca, alkaloid, flanovoids, iridoids, glicosides, phenol, geniposid, acid geniposidic, ulmoprenol, acid chlorogenic, aucubin, loganin, chất màu, albumin, chất béo, tinh dầu và muối vô cơ.

Vỏ cây đỗ trọng được dùng để làm thuốc

Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, đỗ trọng là thuốc hạ huyết áp tự nhiên an toàn. Nước sắc và rượu đều có tác dụng hạ huyết áp. Đặc biệt, nước sắc đỗ trọng sao (sao nhỏ lửa cho đứt các sợi nhựa) có tác dụng hạ huyết áp tốt hơn lúc còn sống. 

Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, đỗ trọng có tác dụng giảm hàm lượng cholesterol trong máu, làm giãn mạch, tăng lưu lượng máu trong động mạch vành, trấn tĩnh, an thần, kháng khuẩn, kháng viêm…

Bách xà hỗ trợ điều trị giảm đau mỏi các khớp, thấp khớp, đau dây thần kinh tọa, đau mỏi lưng, đau mỏi vai gáy, đau cột sống, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm.

Bổ sung dịch bôi trơn khớp, giúp thoải mái vận động. Phòng ngừa và làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp, khô khớp, cứng khớp.

Giúp tăng cường sinh lực.

300x255xbach_xa_sao_vang_1-300x255.png.pagespeed.ic_.BUNuXoUTEt-300x255-300x255

Bạn có thể tìm hiểu sản phẩm hoặc mua hàng trực tuyến  tại website: http://chuthapdo.org.vn/bach-xa-ho-tro-dieu-tri-benh-vien-khop-hieu-qua-9634.html

+ Nhà thuốc Việt số 1: 596 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, TP. HCM ( đối diện bệnh viện chợ Rẫy ).
+ Nhà thuốc Việt số 2: 210 Nguyễn Thái Sơn, Phường 4, Quận Gò Vấp, TP. HCM ( ngay ngã 3 Nguyễn Thái Sơn – Phạm Ngũ Lão).
Hotline: 0983 883 456 – ĐT: 08 39561247 để được các dược sĩ tư vấn và sử dụng bách xà 1 cách an toàn và hiệu quả nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published.

*