Chắc các bạn cũng biết là trong gạo trắng có hàm lượng tinh bột rất cao dẫn đến lượng đường trong máu quá tải. Và đây cũng chính là một phần nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường. Với nguyên nhân này thì nhiều người chuyển sang ăn gạo lứt với mong muốn là kiểm soát bệnh tiểu đường và bảo vệ sức khỏe. Vậy gạo lứt tốt cho cho bệnh tiểu đường như thế nào? Cùng chúng tôi đi tìm hiểu qua chia sẻ dưới đây nhé!
1. Gạo lứt có tốt hơn gạo trắng?
Trong những năm gần đây, gạo lứt chính là một trong những loại thực phẩm được nhiều người quan tâm nhất. Nó luôn xuất hiện trong lĩnh vực dinh dưỡng và sức khỏe. Đây là loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu những vẫn chưa loại bỏ lớp cám gạo. Ngoài cái tên gạo lứt, nó còn được gọi là gạo rằn, gạo lật.
Gạo lứt có lớp vỏ lụa được giữ, không đánh bóng. Vì vậy mà loại gạo này chứa rất nhiều các vitamin nhóm B, chất xơ và khoáng chất quý giá. Theo phân tích, cứ một chén gạo lứt nấu chín trung bình cung cấp khoảng 230 calo. Trong đó có chứa 5g đạm, 50g carbohydrate, 3.5g chất xơ và một hàm lượng đáng kể các vitamin nhóm B, đặc biệt là thiamin B1, riboflavin B2, niacin B3, B6 và vitamin E.
Với cả một “kho” dinh dưỡng như vậy, gạo lứt được xem là tốt hơn so với gạo trắng. Thế nhưng vì sao nhiều người lại chọn gạo trắng chủ yếu? Do gạo trắng cho hạt cơm dẻo hơn, ngon hơn. Còn gạo lứt rất cứng, trước khi nấu cần ngâm, nấu lâu hơn và khi ăn cần phải nhai kỹ.
2. Lợi ích của gạo lứt với người bệnh tiểu đường
Vì sao xu hướng người bệnh tiểu đường ăn gạo lứt ngày càng phổ biến trong thời gian gần đây? Bởi người ta đã phát hiện lớp nhân của gạo lứt có công dụng làm giảm lượng glucose trong máu. Đồng thời, gạo lứt còn có tác dụng cải thiện và nâng cao khả năng tổng hợp insulin. Ăn gạo lứt là cách để người bệnh tiểu đường tuýp I, tuýp II quản lý và điều hòa lượng đường trong máu.
Để chứng minh cho công dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường của gạo lứt, Tổ chức Y tế thế giới đã tiến hành khảo sát với quy mô 200.000 người. Khảo sát chia làm 2 nhóm:
– Nhóm người dùng gạo trắng 300g/tuần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên đến 17%.
– Nhóm người dùng gạo lứt 120g/tuần cho kết quả thật bất ngờ. Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường giảm đến 11%.
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng tìm thấy trong mầm gạo lứt có sự xuất hiện của một loại enzym đặc biệt. Nó có công dụng ngăn chặn và ức chế sự phát triển của prolylendopeptidase, hỗ trợ trung ương não bộ hoạt động tốt.
Tóm lại người bệnh tiểu đường ăn gạo lứt như một loại thực phẩm để hỗ trợ chữa bệnh. Tuy nhiên gạo lứt chỉ thực sự tốt nếu trong điều kiện sạch, không chứa chất hóa học. Do đó khi lựa chọn gạo hàng ngày, chúng ta cần lưu ý!
Qua chia sẻ này thì các bạn chắc hẳn cũng đã biết được tác dụng của gạo lứt đối với bệnh tiểu đường như thế nào rồi đúng không? Bên cạnh đó, trà chùm ngây (sản phẩm được làm từ lá chùm ngây) cũng có tác dụng giúp ổn định đường huyết hiệu quả. Chi tiết về trà chùm ngây các bạn xem tại: http://chuthapdo.org.vn/huong-dan-lam-tra-chum-ngay-tai-nha-25458.html
Chúc bạn sức khỏe!
Xem thêm:
— 3 bài thuốc chữa bệnh tiểu đường hiệu quả bằng mật ong rừng