Củ mài dễ chế biến, dễ tiêu hóa và ngon miệng, có trong nhiều thực đơn bánh trái, món ăn. Củ mài có tên khoa học Dioscorea persimilis Prain et Burill., họ củ nâu (Dioscoreaceae). Cây củ mài  mọc nhiều ở các tỉnh miền núi. Rễ củ mài được chế biến làm thuốc trong y học cổ truyền với tên hoài sơn – một vị thuốc bổ khí kiện tỳ. Trong rễ củ có tinh bột, chất nhầy, glucose, protein, acid amin, saponin, cholin, sinh tố C… có tác dụng chống lão suy (chống di niệu, ngừa bạc tóc sớm, bổ thận, bổ tỳ), làm giảm đường huyết và tăng lực.

Theo Đông y, củ mài vị cam bình, vào phế tỳ thận. Có tác dụng kiện tỳ ích khí, bổ phế cố thận, ích tinh sáp niệu. Dùng cho các chứng tỳ hư, phế hư, thận hư với các triệu chứng ăn kém, chậm tiêu, tiêu chảy, gầy còm mỏi mệt, ho lâu ngày, di tinh liệt dương, tiểu dắt tiểu ít, đới hạ (huyết trắng), đái tháo đường… Liều dùng cách dùng: 50-100g; dưới dạng nấu ninh, bung hầm om xào, chiên, nướng.

Cháo củ mài ý dĩ tốt cho người tỳ vị hư, ăn kém chậm tiêu, trướng bụng, tiêu chảy, mệt mỏi.

ttt1357533717

Một số món ăn – bài thuốc có củ mài:

Hồ cháo củ mài: củ mài lượng tùy ý, sao vàng tán bột để sẵn; dùng nước cơm, thêm chút muối ăn, quấy với bột củ mài thành hồ (như dạng bột ăn của trẻ em). Dùng cho bệnh nhân kiết lỵ, tiêu chảy.

Cháo củ mài: hoài sơn 30g, gạo nếp 50g. Nấu cháo thêm đường trắng, muối ăn tùy ý. Ăn phụ bữa sáng và tối, ăn nóng. Dùng cho trường hợp tỳ vị hư, tiêu chảy, hội chứng lỵ mạn tính, hư lao, khí huyết hư, chán ăn, khô miệng khát nước, táo bón. Có thể ăn quanh năm.

Cháo củ mài ý dĩ: hoài sơn 30g, ý dĩ 30g, hạt sen bỏ tâm 15g, đại táo 10 quả, gạo tẻ 50-100g. Tất cả nấu cháo thêm đường, muối. Ăn khi đói. Dùng cho trường hợp tỳ vị hư, ăn kém chậm tiêu, trướng bụng, tiêu chảy, mệt mỏi toàn thân.

 Bún miến củ mài: Củ mài sống bóc vỏ, sát bột làm thành dạng sợi miến, mỳ để chế các món ăn bình thường cho mọi giới tuổi, đặc biệt là người cao tuổi.

Nước bột gạo củ mài: Củ mài 100g, củ súng 100g, xuyên tiêu 30g, gạo nếp 1.000g. Gạo nếp ngâm một đêm, vo sạch, để khô, rang chín, tán bột. Củ mài, củ súng, xuyên tiêu đều sao qua, tán bột. Trộn đều hai thứ bột với nhau để sẵn. Mỗi lần ăn lấy 30-60g pha với nước sôi, đường trắng. Dùng cho các trường hợp ăn kém, chán ăn, chậm tiêu do tỳ vị hư nhược.

Tụy lợn hầm củ mài: củ mài 60g, tụy lợn 1 cái. Rửa sạch, thái lát hầm nhừ, thêm muối gia vị vừa ăn. Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường.

Rượu củ mài: củ mài 250g, thần khúc 250g. Củ mài thái lát, tất cả ngâm trong 1 lít rượu. Sau 1 tuần dùng được. Mỗi lần uống 10 – 20ml. Dùng cho các chứng phong thấp huyễn vững (đau đầu, chóng mặt…).

Bột củ mài: Củ mài 200g, củ súng 100g, hạt sen 100g, ý dĩ 100g. Tất cả sao xấy khô tán bột. Ngày uống 20g với nước cơm. Dùng cho trẻ tiêu chảy kéo dài, phân nhầy có mùi tanh, lỵ mạn tính; nam giới di tinh, đau lưng, suy yếu.

Kiêng kỵ: Người có thực tà (táo bón, bụng đầy trướng…) không được dùng.

Leave a Reply

Your email address will not be published.

*